9 thg 11, 2015

8 sai lầm khi tự học TOEIC khiến bạn không bao giờ tiến bộ

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều người bảo:
“TOEIC cần quái gì phải đến lớp học, tài liệu trên mạng đầy, ở nhà tự học là được”
Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tự học TOEIC như thế nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất nhiều những bạn tự luyện TOEIC, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý chán nản, ghét bỏ tiếng Anh.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải mã hết tất cả những sai lầm mà đa số những bạn tự luyện TOEIC tại nhà mắc phải sau qua hơn 100 cuộc phỏng vấn với những bạn đã và đang ôn thi TOEIC.

Xem thêm:

Trước khi đọc tiếp, tôi muốn cảnh báo rằng đọc bài này có thể khiến bạn buồn đấy. Buồn nhiều chứ không phải buồn nhẹ. Bởi vì tôi nói quá trúng những vấn đề bạn đang mắc phải.
Nhưng sau cái buồn đó có thể bạn sẽ email cảm ơn tôi rối rít luôn đó. Bởi vì chỉ đọc qua bài này, mà tôi đã tiết kiệm được cho bạn nhiều tháng trời ôn luyện không hiệu quả, và biết cách nào để tự luyện TOEIC 1 cách đỉnh nhất.
Đừng đọc tiếp! Nếu bạn tự nhận phương pháp của mình đã ổn rồi, thì không cần phải tìm hiểu thêm những thứ hay ho mà tôi sắp sửa viết ra đây đâu kèm với 1 đống phương pháp và tài liệu hiệu quả để tự ôn luyện.
Nói thế thôi, chúng ta bắt đầu thôi nào!

1. Không biết trình độ hiện tại của mình ở đâu

Trả lời nhiều email, tư vấn cho nhiều bạn tự học TOEIC. Khi hỏi, “bạn có biết trình độ hiện tại của mình ở mức nào theo điểm TOEIC không?”, nhiều bạn cứ ú ớ, à ờ trả lời không vào trọng tâm như “Hồi cấp 3 em có học ở Trường, mà chủ yếu ngữ pháp, lên đại học cũng có học mà không liên tục, em cũng chẳng biết em ở trình độ nào ..”, “em không biết nữa anh, trong lớp e kiểm tra tầm 5, 6 điểm”…
Các bạn không biết chính xác trình độ của mình thì không có lỗi. Tuy nhiên đã là tự học TOEIC thì điều này cực kì quan trọng. Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới có kế hoạch học tập hợp lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục tiêu.
Làm sao để biết trình độ của mình?
Đơn giản lắm, làm 1 bài TOEIC Full Test, tự chấm điểm theo thang đối chiếu. Bạn sẽ rõ ngay:

2. Đặt mục tiêu không thực tế và không có hành động rõ ràng

Có lần mình nghe 1 bạn hỏi như thế này mà muốn bật ngữa “Tháng trước em có thi TOEIC, chỉ được có 500 điểm. Mọi người tư vấn cho em cách nào nhanh nhất để học trong 3 tuần nữa lên được 800 điểm”
Không ai phản đối chuyện nghĩ lớn, đặt mục tiêu thử thách, tuy nhiên thế này thì hơi quá là hoang tưởng. Có lẽ bạn này không phân biệt được đâu là mơ, và đâu là mục tiêu, mục tiêu phải đi kèm 1 kế hoạch hành động rõ ràng.
Chuyện ôn thi trong 3 tuần mà từ 500đ lên 800đ cũng giống như đi bộ từ thành phố HCM ra Hà Nội trong 3 ngày. Có lẽ bạn này chưa biết trung bình để lên được 110 điểm thì cần phải học tiếng Anh xấp xỉ 200h, tùy theo tố chất và nền tảng của từng bạn mà thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.
Để có thể tăng 1 số điểm đáng kể trong kì thi, người học phải phát triển trình độ tiếng Anh tổng quát. Không có mẹo, bí mật hay đường tắt nào ở đây. Chỉ đơn thuần là phải tiếp xúc, học và sử dụng tiếng Anh hàng ngày.
Để hiệu quả hơn, chỉ có thể là phát triển trình độ tổng quát tiếng Anh của mình kèm theo cấu trúc bài TOEIC và có 1 kế hoạch hành động rõ ràng
Longman TOEIC preparation Course là giáo trình rất hay mà mình thấy là toàn diện để phát triển trình độ tiếng Anh tổng quát và phát triển cả kỹ năng và kiến thức để đương đầu với bài TOEIC, bên cạnh đó, sử dụng giáo trình này bạn còn thể tự phát thảo cho mình 1 kế hoạch học tập hữu hiệu

3. Giải đề mà không hệ thống hóa lại kiến thức, phát triển các kỹ năng

Khi tôi hỏi “Bạn tự luyện TOEIC bằng cách nào?” thì 9/10 bạn nói là tải đề trên mạng về làm đến khi nào thành thục thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ tiếng Anh tổng quát tốt, giải đề để làm quen với các dạng câu hỏi, quản lý thời gian …
Còn đối với những bạn mới khả năng tiếng Anh còn yếu, hoặc mới biết TOEIC là gì thì lôi đề ra giải chẳng khác nào lấy trứng đập vô đá, một mình ăn 1 cái pizza.
Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và kỹ năng bạn cần phải phát triển, bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những kỹ năng đó.
Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề TOEIC để luyện tập cho những kỹ năng đó.
Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng, những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại khi cần thiết.
Bên cạnh Lonman TOEIC preparation Course thì Tactics for TOEIC là cuốn sách bạn cần phải gối đầu để ôn TOEIC 1 cách hệ thống và khoa học

4. Ôn thi TOEIC kiểu đối phó và bỏ cuộc sớm

Đây là hệ quả của sai lầm phía trên. Khi “còn yếu mà đã ra gió”, chưa đủ khả năng mà quất liền đi giải đề TOEIC thì nản ngay, làm sao mà chịu nổi.
Mình từng có kinh nghiệm kèm cho 1 người bạn mình ôn TOEIC, do không có thời gian mà bạn đó chỉ chọn giải đề. Tuần đầu trôi qua rất suông sẽ, nhưng càng làm càng không nghe được, càng đọc càng rối, tới tuần sau thì mất cả động lực, không muốn ôn thi.

Kết quả là không đủ điểm ra Trường. Lần thứ 2 lại vẫn phương pháp như vậy, học để đối phó và chỉ mong đủ điểm ra Trường. Và kết quả lần thi đó, chắc các bạn cũng biết được.
Từ đó đến nay, bạn mình ác cảm với tiếng Anh, và sợ hẵn kì thi TOEIC. Dù bây giờ đã có việc làm ổn định, nhưng vẫn nợ bằng TOEIC để ra Trường.
Để có thể thành công trong kì thi TOEIC, cái bạn cần là thay đổi tư duy, xem kỳ thi TOEIC như là 1 bước đệm để mình phát triển khả năng tiếng Anh sau này, và là chìa khóa để mở ra những cơ hội trong tương lai. Nếu tư duy như vậy thì bạn mới có thể kiên trì theo đến cùng.

5. Không có sổ học từ vựng

Trong số 100 người mà mình phỏng vấn để phát triển khóa học online của mình, khóa đầu tiên sẽ khai giảng 27/10 này, thì 80% người đề cập đến khó khăn lớn nhất của họ là thiếu từ vựng nên đọc bài và nghe không hiểu.
Và đáng ngạc nhiên hơn là trong số 100 người mình phỏng vấn, chỉ có 5 bạn là giữ bên mình 1 cuốn sổ để học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định.
Để phát triển từ vựng, cách duy nhất là bạn phải học từ mới hàng ngày và ôn lại sau 1 thời gian nhất định. Cách thuận tiện nhất là giữ 1 cuốn sổ nhỏ bên mình, để có thể giở ra bất kì nào bạn rảnh và ghi lại từ mới nhanh nhất có thể. Không phải lúc nào bên cạnh bạn cũng có máy tính và có mạng phải không nào.


Cùng với sổ từ vựng, thì trang web Vocabulary và Memrise là 2 trang web cực kì hữu hiệu để học và ôn từ vựng. Nhưng công nghệ chỉ là phụ, cái chính là quyết tâm của bạn.
Ngoài ra sách 600 essensial words for TOEIC cũng là tài liệu không thể bỏ qua để phát triển từ vựng TOEIC

6. Chỉ tập trung ôn ngữ pháp

Không cần phải nói nhiều. Chỉ cần bạn lướt qua các group Tự luyện TOEIC lớn nhất hiện nay trên Facebook: Toeic Practice Group, Đồng hành cùng đạt TOEIC 990, TOEIC và những người bạn,… thì sẽ thấy. Part 5 – Part 6 chiếm hơn 90% tất cả những bài post.
Tất cả mọi người làm khí thế, làm hùng hục, làm sôi động, và mình biết không ít các bạn chỉ ôn TOEIC bằng cách giải những câu hỏi đó trên các group.
Tại sao thế? Vì nó dễ xơi nhất. Vì nó là part mà các bạn quen thuộc nhất trong số, biết làm nhất bởi ảnh hưởng có mười mấy năm học ngữ pháp ở nhà Trường.

Tuy nhiên bạn à, Part 5 -6 chỉ chiếm có 25% tổng số điểm TOEIC thôi. Dù bạn có xuất sắc đúng hết thì chỉ được có 240 điểm mà thôi.
Ôn tất cả các phần dành thời gian cho những phần nào chiếm nhiều tỉ lệ điểm nhất. Tuy khó những nếu bạn chú tâm ôn những phần đó, kỹ năng tiếng Anh tổng quát của bạn sẽ được tăng cường và những khả năng làm những part khác cũng được “hưởng xoáy” theo.

7. Không canh đúng thời gian khi luyện đề

“Bài đọc dài quá em đọc không kịp, lụi cả dãy luôn”
“Vô nghe được 1 hồi cái mất tập trung, nó đọc tới đâu em cũng chả biết”
Phía trên là chia sẻ của 1 số bạn thi TOEIC về nói lại với mình.
TOEIC là 1 bài thi rất dài, có khối lượng câu hỏi lên đến 200 câu, thời gian được tính toán rất kỹ để không cho bạn thời gian mò, đặt lên bạn 1 áp lực rất lớn. Đòi hỏi khả năng tập trung và quản lý thời gian cực kì tốt mới có thể đương đầu được.
Những kỹ năng đó bạn không thể rèn luyện được nếu không luyện tập dưới áp lực thời gian của đề thi thật. Nhiều người vừa làm đề vừa ăn, vừa đọc bài Part 7 vừa lướt facebook.

Đối với phần nghe, nghe được mới có 10’ chán là bắt đầu nghĩ lung tung, đến hồi quay về mặt đất thì đã thấy qua mấy chục câu. Tham khảo thêm bài Nghe TOEIC max điểm để ôn phần nghe hiệu quả.
Để có thể làm tốt được bài TOEIC, luyện đề thì bắt buộc phải tuân thủ theo thời gian làm để như thi thật.

Cuối cùng: 8. Không học được gì từ đề và không theo dõi tiến bộ

Mình biết có bạn, rất chăm chỉ giải đề giải tầm phải gần hết 3 cuốn của bộ ECO LC&RC. Nhưng mức điểm thì gần như không có tiến bộ gì nhiều.
Tại sao vậy? Giải đề là 1 chuyện, nó giúp tăng cường kỹ năng làm bài. Nhưng những gì bạn làm tiếp theo sau khi giải đề mới quyết định số điểm tăng thêm trong kì thi. Người bạn trong câu chuyện trên làm đề xong, chỉ chấm điểm nhưng không bao giờ xem lại là mình đã sai những gì, cũng như rút ra được những gì từ đó.

Nếu làm như vậy, thì thật ra kiến thức của bạn không được nâng cấp nhiều. Cái nâng cấp chính là khả năng nhuần nhuyễn khi làm đề.
Các bước học từ đề TOEIC hiệu quả:
  • Bước 1: Chấm điểm và tìm những chỗ sai
  • Bước 2: Phân tích những chỗ sai và bổ sung kiến thức cho những phần đó
  • Bước 3: Ghi chép lại những từ vựng mới và ôn lại những cấu trúc chưa rành
  • Bước 4: Học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định

Nguồn: nghetienganhpro

26 thg 10, 2015

10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh



Xem thêm:

Phương pháp lớn thứ nhất: Học thuộc lòng từ vựng thông qua phát âm
Các bạn cần phải hiểu rõ quy luật về mối quan hệ giữa từ vựng và phát âm, phát âm chuẩn mỗi từ vựng sẽ giúp bạn có thể nắm được quy luật đọc nguyên âm của những từ cùng loại, rất đơn giản ta có thể lấy ngay được ví dụ: change, mistake, pain, gain, amazing…, nghe vô cùng hấp dẫn phải không nào? Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không những nhanh chóng có thể nhớ kỹ từ vựng, còn có thể luyện tập phát âm như người bản ngữ!
Phương pháp lớn thứ hai: Học thuộc lòng từ vựng bằng cách đọc theo băng ghi âm
Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại trong việc học từ vựng của người Việt Nam là không thể phát âm chuẩn. Bạn biết không người thầy dạy ngữ âm tốt nhất cho bạn chính là giọng đọc chuẩn của người bản ngữ, cho nên nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo băng ghi âm. Hãy đặt âm lượng ở mức to nhất, nghe theo băng ghi âm nhiều lần kết hợp với việc đọc to từ vựng. Đồng thời bạn hãy sử dụng cùng một lúc các cơ quan mắt, tai, miệng, không ngừng kích thích não bộ, ấn tượng sẽ vô cùng sâu sắc!
Phương pháp thứ ba: cuồng nhiệt học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”
“Miệt mài đêm ngày” học thuộc lòng từ vựng, hiệu quả vẫn cực kỳ thấp! Nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”. Khi học thuộc lòng từ vựng, nhất định phải đạt chuẩn ở mức to nhất, rõ nhất và nhanh nhất. Khi bạn áp dụng luyện tập theo phương pháp ba nhất, năng lực tập trung của bạn có thể đạt mức cao nhất, khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện rõ rệt, bạn không những có thể dễ dàng ghi nhớ từ vựng mà còn có thể luyện tập và tạo dựng “cơ bắp quốc tế”!
Phương pháp thứ tư: Phân loại từ vựng
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ thuộc cùng một nhóm loại, có thể nhóm những từ cùng loại để cùng luyện tập, từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả trí nhớ. Các bạn có thể sử dụng động tác tay, thử phân loại từ vựng trong một cuốn sách, chép nó vào một mẩu giấy nhớ, sau đó tập trung luyện tập, nỗ lực đột phá, cố gắng ghi nhớ!
Phương pháp thứ năm: Học từ vựng theo các dạng thức của từ
Phương pháp ghi nhớ từ vựng này là một trong10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh được nhiều người áp dụng trong việc chinh phục tiếng Anh của mình.Trong tiếng Anh có rất nhiều các dạng thức khác nhau của từ như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài tiền tố, hậu tố còn có nhiều loại biến thể khác nhau làm thay đổi ý nghĩa của từ. Muốn triệt để nắm vững từng từ, chúng ta phải nắm vững được đặc tính của mỗi nhóm dạng! Hãy triệt để nắm vững từ vựng trong tất cả các dạng thức! Với việc học từ vựng theo kiểu nhóm dạng như thế, đảm bảo khả năng học thuộc lòng từ vựng của bạn có thể lên cao bất ngờ!
Phương pháp thứ sáu: Phân bổ thời gian học từ vựng hợp lý
Học thuộc lòng từ vựng không cần phải vất vả học đêm học ngày. Mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, trước và sau ba bữa cơm, khi đợi xe, trên đường về nhà sau khi tan học, thậm chí là cả thời gian khi bạn đang ở trong nhà vệ sinh đều có thể cuồng nhiệt học thuộc từ vựng. Hãy luôn mang theo sách tiếng Anh bên mình, có thời gian hãy lập tức học thuộc, luyện tập mọi lúc mọi nơi, sau đó là “bật ra dễ dàng”!
Phương pháp thứ bẩy: Học thuộc lòng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Khi nhìn vào mỗi từ vựng, bạn có thể liên tưởng đến những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa của nó, thông qua cách làm này bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng; tương tự, mỗi khi nhìn thấy một từ vựng, có thể liên tưởng đến từ trái nghĩa của nó. Hãy học nhớ từ vựng theo phương pháp: một từ với nghĩa tích cực một từ với nghĩa tiêu cực, nhóm chúng thành cặp thành đôi, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích! Sử dụng phương pháp này để học thuộc lòng từ vựng, ấn tượng sẽ càng sâu sắc!
Phương pháp thứ tám: Vừa học hiểu vừa dịch
Khi bắt gặp mỗi từ hãy nhanh chóng bật ra ý nghĩa của tiếng Việt của nó, cũng tương tự, mỗi khi nhìn vào từ tiếng Việt hãy buột miệng nói ra từ đó bằng tiếng Anh. Hoặc cách khác là hãy mời các bạn của bạn nói ra từ này, sau đó bạn lập tức dịch từ đó sang tiếng Việt; khi người bạn nói một từ tiếng Việt, bạn nhanh chóng buột miệng nói ra từ này bằng tiếng Anh. Thông qua phương pháp dịch nhanh từ vựng dưới dạng song ngữ, hiệu quả sẽ vô cùng tuyệt vời! Thông qua phương pháp này, bạn đồng thời bạn còn có thể luyện tập và trau dồi khả năng dịch nói của mình!
Phương pháp thứ chín: Học thuộc lòng từ vựng qua các câu
Từ vựng khi đứng độc lập chỉ có thể là “học lại quên, quên lại học, lại học lại quên”! Cho nên, nhất định phải học thuộc lòng từ vựng thông qua ứng dụng thực tiễn. Từ vựng được đặt trong câu mới là từ vựng “sống”, mới có thể giúp bạn ghi nhớ ý nghĩa và cách dùng một cách lâu bền, mới có thể tạo ngữ cảm, mới có thể giúp bạn khắc cốt ghi tâm, mãi mãi không quên! Điều quan trọng là, học thuộc lòng thông qua câu, bạn không những có thể tích lũy vốn từ vựng, hơn nữa còn có thể tích lũy số câu! Số câu bạn tích lũy được còn quan trọng hơn nhiều số từ vựng bạn học được!
Phương pháp thứ mười: Học thuộc lòng từ vựng thông qua đoạn văn
Một đoạn văn ngắn đã chứa đựng rất nhiều từ vựng và câu ngắn, với việc học thuộc lòng đoạn văn bạn hoàn toàn  có thể “tuyên chiến” với từ vựng! Hơn nữa, đoạn văn bạn còn giúp bạn có thể ghi nhớ từ vựng một cách chính xác về mặt ý nghĩa và cách dùng. Điều quan trọng là, thông qua đoạn văn bạn có thể dễ dàng nói rất nhiều rất nhiều đoạn văn tiếng Anh, đây là mục tiêu cuối cùng của chúng ta khi học tiếng Anh!
Hy vọng, với 10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh bổ ích này sẽ giúp bạn học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân mình.
Nguồn: internet

13 thg 10, 2015

10 cách nói động viên người khác trong tiếng Anh

Trong cuộc sống có những lúc chính bản thân chúng ta, hay bạn bè người thân quanh ta cảm thấy thật chán nản và muốn bỏ cuộc. Những lúc như thế hãy sử dụng những câu nói dưới đây để vực lại tinh thần của bản thân cũng như bạn bè của bạn nhé!



Xem thêm:

1. Keep up the good work! - Cứ làm tốt như vậy nhé!
Sử dụng người đó đang làm tốt việc gì đó và bạn muốn họ tiếp tục.


2. That was a nice try / good effort. - Dù sao bạn cũng cố hết sức rồi.
Sử dụng khi người ta không làm được gì đó, và bạn muốn họ cảm thấy tốt hơn.


3. That’s a real improvement / You’ve really improved - Đó là một sự cải thiện rõ rệt / Bạn thực sự tiến bộ đó.
Sử dụng khi người đó đang làm một việc gì đó tốt hơn lần trước.


4. You’re on the right track - Bạn đi đúng hướng rồi đó.
Sử dụng khi người đó đang làm đúng, nhưng vẫn chưa thực làm được, chưa thành công.


5. You've almost got it - Mém chút nữa là được rồi.
Sử dụng khi người đó chỉ cần một chút nữa là làm được, rất gần với thành công nhưng ko được.


6. Dont give up! - Đừng bỏ cuộc!
Để động viên người đó tiếp tục.


7. Come on, you can do it! - Cố lên, bạn có thể làm được mà!
Sử dụng câu này để nhấn mạnh người đó có khả năng làm được, chỉ cần cố gắng là đc.


8. Give it your best shot! - Cố hết sức mình đi!
Động viên ai đó cố gắng hết sức của mình.


9. What have you got to lose? - Bạn có gì để mất đâu?
Để động viên người đó cứ làm đi, có thất bại cũng chẳng sao cả.


10. Nice job! Im impressed! - Làm tốt quá! Mình thực sự ấn tượng đấy!
Dùng để khen ngợi người đó làm rất tốt công việc của mình.

Nguồn: internet

9 thg 10, 2015

Cách luyện nghe - viết cực hiệu quả tăng điểm Listening của bạn

Bài học này là một dạng bài tập thực hành nghe – đánh vần và ghi chú. Bài học dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường các kỹ năng quan trọng trong phần nghe. Sau đó, hãy vận dụng những kiến thức vừa học để làm ngay bài tập thực hành phía dưới này nhé.


Xem thêm:


Một vài tips hữu ích

Để có được khả năng nghe tốt hơn và khoảng điểm cao hơn, bạn cần luyện viết bằng 2 cách:
  • Khi đang nghe, hãy viết nhanh hết sức có thể, đừng chú ý đến các lỗi chính tả, chỉ cần để ý đến tốc độ.
  • Khi điền đáp án, hãy viết chậm lại, chú ý đến các lỗi chính tả, đây là lúc cần sự chính xác.
Phần thi nghe trong Ielts và các lỗi chính tả.

Tiêu chí chấm điểm đầu tiên trong phần nghe là lỗi chính tả, chỉ cần sai bất kì một lỗi chính tả nào dù là nhỏ nhất đều đồng nghĩa với việc bạn đã làm mất một điểm trong phần nghe. Điều này có vẻ cứng nhắc nhưng quy định là quy định. Bạn chẳng thể làm gì khác ngoài việc tuân theo chúng. Chính vì vậy, học cách đánh vần các từ tiếng anh thông dụng là rất quan trọng.
Điều thứ 2: cần biết rõ về những dạng khác nhau trong phần nghe của bài thi Ielts. 2 dạng khó nhất là:
  • Dạng câu trả lời ngắn
  • Dạng hoàn thành câu.
Chúng khó bởi bạn cần làm 3 việc cùng một lúc:
  • Đọc câu hỏi để biết bạn cần nghe điều gì
  • Nghe và tìm câu trả lời
  • Viết đáp án ra
Các dạng khác có vấn đề riêng của chúng, nhưng chúng thường không liên quan đến kỹ năng viết. Điều này có nghĩa là bạn cần nghĩ về một kỹ năng đặc biệt nào đó.

Cần hiểu rõ vấn đề và cố gắng giảm thiểu lỗi chính tả của bạn

Một phần của giải pháp là bạn cần hiểu rõ về vấn đề. Các từ cần viết hầu như thuộc loại những từ phổ biến – loại từ mà bạn có thể dễ dàng đánh vần. Vấn đề ở đây là việc đánh vần có thể trở nên rất khó khăn. Bạn cần tập trung vào các từ phổ biến mà bạn cần phải viết được.

Đọc, nghe và sau đó viết

Một phần khác của giải pháp là bạn cần cố gắng tập trung vào một kỹ năng vào một thời điểm trong bài thi – thực hiện cả 3 khả năng cũng một lúc là điều rất khó. Tốt hơn là bạn nên:
  • Đọc câu hỏi trước
  • Sau đó nghe
  • Cuối cùng là viết câu trả lời
Vấn đề là bạn sẽ nhanh chóng quên câu trả lời. Điều này có nghĩa là bạn cần nâng cao khả năng viết ghi chú. Bạn cần viết chỉ vừa đủ những gì bạn nghe thấy để sau đó bạn có thể nhớ được đáp án.

Phần thi nghe và việc ghi chú

Ghi chú chính xác là một kỹ năng quan trọng mà các bạn cần luyện tập. Sau đây là một vài chú ý:
  • Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đọc được ghi chú của chính mình
  • Sử dụng các từ viết tắt, đừng cố đánh vần các từ một cách hoàn chỉnh, chỉ cần bạn có thể nhận diện các từ là đủ.
  • Sử dụng các ký hiệu nếu nó giúp ích cho bạn, bạn có thể tự xây dựng một bộ ký hiệu của riêng mình.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn biết ghi chú nào cho câu hỏi nào.
Làm sao để có thể học được kỹ năng này? Hãy thực hành nó. Bạn cần tìm ra cách của riêng mình – ghi chú thường mang tính cá nhân. Hãy nhớ rằng bạn có thể thưc hành tạo các ghi chú ở bất kỳ dạng bài nghe nào. Không nhất thiết phải trong bài thi Ielts.

Khi bạn thực hành

Các kỹ năng cần luyện:
  • Đọc câu hỏi trước khi nghe
  • Thử đoán dạng từ của đáp án
  • Ghi chú khi nghe
  • Cố nghe càng nhiều càng tốt
  • Đừng cố viết ra từ hoàn chỉnh khi đang nghe
  • Sau khi nghe phải viết ra từ hoàn chỉnh
  • Cuối cùng là kiểm tra lỗi chính tả.
Thực hành ngay rất tốt nhưng chưa đủ. Kỹ năng của các bạn cần được cải thiện hơn nữa nếu muốn một số điểm cao hơn. Nghe là một kỹ năng tương tự như viết, vì vậy bạn cần thực hành nó đều đặn giống như khi luyện viết.

Nguồn: beattheielts