26 thg 10, 2015

10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh



Xem thêm:

Phương pháp lớn thứ nhất: Học thuộc lòng từ vựng thông qua phát âm
Các bạn cần phải hiểu rõ quy luật về mối quan hệ giữa từ vựng và phát âm, phát âm chuẩn mỗi từ vựng sẽ giúp bạn có thể nắm được quy luật đọc nguyên âm của những từ cùng loại, rất đơn giản ta có thể lấy ngay được ví dụ: change, mistake, pain, gain, amazing…, nghe vô cùng hấp dẫn phải không nào? Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không những nhanh chóng có thể nhớ kỹ từ vựng, còn có thể luyện tập phát âm như người bản ngữ!
Phương pháp lớn thứ hai: Học thuộc lòng từ vựng bằng cách đọc theo băng ghi âm
Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại trong việc học từ vựng của người Việt Nam là không thể phát âm chuẩn. Bạn biết không người thầy dạy ngữ âm tốt nhất cho bạn chính là giọng đọc chuẩn của người bản ngữ, cho nên nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo băng ghi âm. Hãy đặt âm lượng ở mức to nhất, nghe theo băng ghi âm nhiều lần kết hợp với việc đọc to từ vựng. Đồng thời bạn hãy sử dụng cùng một lúc các cơ quan mắt, tai, miệng, không ngừng kích thích não bộ, ấn tượng sẽ vô cùng sâu sắc!
Phương pháp thứ ba: cuồng nhiệt học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”
“Miệt mài đêm ngày” học thuộc lòng từ vựng, hiệu quả vẫn cực kỳ thấp! Nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”. Khi học thuộc lòng từ vựng, nhất định phải đạt chuẩn ở mức to nhất, rõ nhất và nhanh nhất. Khi bạn áp dụng luyện tập theo phương pháp ba nhất, năng lực tập trung của bạn có thể đạt mức cao nhất, khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện rõ rệt, bạn không những có thể dễ dàng ghi nhớ từ vựng mà còn có thể luyện tập và tạo dựng “cơ bắp quốc tế”!
Phương pháp thứ tư: Phân loại từ vựng
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ thuộc cùng một nhóm loại, có thể nhóm những từ cùng loại để cùng luyện tập, từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả trí nhớ. Các bạn có thể sử dụng động tác tay, thử phân loại từ vựng trong một cuốn sách, chép nó vào một mẩu giấy nhớ, sau đó tập trung luyện tập, nỗ lực đột phá, cố gắng ghi nhớ!
Phương pháp thứ năm: Học từ vựng theo các dạng thức của từ
Phương pháp ghi nhớ từ vựng này là một trong10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh được nhiều người áp dụng trong việc chinh phục tiếng Anh của mình.Trong tiếng Anh có rất nhiều các dạng thức khác nhau của từ như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài tiền tố, hậu tố còn có nhiều loại biến thể khác nhau làm thay đổi ý nghĩa của từ. Muốn triệt để nắm vững từng từ, chúng ta phải nắm vững được đặc tính của mỗi nhóm dạng! Hãy triệt để nắm vững từ vựng trong tất cả các dạng thức! Với việc học từ vựng theo kiểu nhóm dạng như thế, đảm bảo khả năng học thuộc lòng từ vựng của bạn có thể lên cao bất ngờ!
Phương pháp thứ sáu: Phân bổ thời gian học từ vựng hợp lý
Học thuộc lòng từ vựng không cần phải vất vả học đêm học ngày. Mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, trước và sau ba bữa cơm, khi đợi xe, trên đường về nhà sau khi tan học, thậm chí là cả thời gian khi bạn đang ở trong nhà vệ sinh đều có thể cuồng nhiệt học thuộc từ vựng. Hãy luôn mang theo sách tiếng Anh bên mình, có thời gian hãy lập tức học thuộc, luyện tập mọi lúc mọi nơi, sau đó là “bật ra dễ dàng”!
Phương pháp thứ bẩy: Học thuộc lòng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Khi nhìn vào mỗi từ vựng, bạn có thể liên tưởng đến những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa của nó, thông qua cách làm này bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng; tương tự, mỗi khi nhìn thấy một từ vựng, có thể liên tưởng đến từ trái nghĩa của nó. Hãy học nhớ từ vựng theo phương pháp: một từ với nghĩa tích cực một từ với nghĩa tiêu cực, nhóm chúng thành cặp thành đôi, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích! Sử dụng phương pháp này để học thuộc lòng từ vựng, ấn tượng sẽ càng sâu sắc!
Phương pháp thứ tám: Vừa học hiểu vừa dịch
Khi bắt gặp mỗi từ hãy nhanh chóng bật ra ý nghĩa của tiếng Việt của nó, cũng tương tự, mỗi khi nhìn vào từ tiếng Việt hãy buột miệng nói ra từ đó bằng tiếng Anh. Hoặc cách khác là hãy mời các bạn của bạn nói ra từ này, sau đó bạn lập tức dịch từ đó sang tiếng Việt; khi người bạn nói một từ tiếng Việt, bạn nhanh chóng buột miệng nói ra từ này bằng tiếng Anh. Thông qua phương pháp dịch nhanh từ vựng dưới dạng song ngữ, hiệu quả sẽ vô cùng tuyệt vời! Thông qua phương pháp này, bạn đồng thời bạn còn có thể luyện tập và trau dồi khả năng dịch nói của mình!
Phương pháp thứ chín: Học thuộc lòng từ vựng qua các câu
Từ vựng khi đứng độc lập chỉ có thể là “học lại quên, quên lại học, lại học lại quên”! Cho nên, nhất định phải học thuộc lòng từ vựng thông qua ứng dụng thực tiễn. Từ vựng được đặt trong câu mới là từ vựng “sống”, mới có thể giúp bạn ghi nhớ ý nghĩa và cách dùng một cách lâu bền, mới có thể tạo ngữ cảm, mới có thể giúp bạn khắc cốt ghi tâm, mãi mãi không quên! Điều quan trọng là, học thuộc lòng thông qua câu, bạn không những có thể tích lũy vốn từ vựng, hơn nữa còn có thể tích lũy số câu! Số câu bạn tích lũy được còn quan trọng hơn nhiều số từ vựng bạn học được!
Phương pháp thứ mười: Học thuộc lòng từ vựng thông qua đoạn văn
Một đoạn văn ngắn đã chứa đựng rất nhiều từ vựng và câu ngắn, với việc học thuộc lòng đoạn văn bạn hoàn toàn  có thể “tuyên chiến” với từ vựng! Hơn nữa, đoạn văn bạn còn giúp bạn có thể ghi nhớ từ vựng một cách chính xác về mặt ý nghĩa và cách dùng. Điều quan trọng là, thông qua đoạn văn bạn có thể dễ dàng nói rất nhiều rất nhiều đoạn văn tiếng Anh, đây là mục tiêu cuối cùng của chúng ta khi học tiếng Anh!
Hy vọng, với 10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh bổ ích này sẽ giúp bạn học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân mình.
Nguồn: internet

13 thg 10, 2015

10 cách nói động viên người khác trong tiếng Anh

Trong cuộc sống có những lúc chính bản thân chúng ta, hay bạn bè người thân quanh ta cảm thấy thật chán nản và muốn bỏ cuộc. Những lúc như thế hãy sử dụng những câu nói dưới đây để vực lại tinh thần của bản thân cũng như bạn bè của bạn nhé!



Xem thêm:

1. Keep up the good work! - Cứ làm tốt như vậy nhé!
Sử dụng người đó đang làm tốt việc gì đó và bạn muốn họ tiếp tục.


2. That was a nice try / good effort. - Dù sao bạn cũng cố hết sức rồi.
Sử dụng khi người ta không làm được gì đó, và bạn muốn họ cảm thấy tốt hơn.


3. That’s a real improvement / You’ve really improved - Đó là một sự cải thiện rõ rệt / Bạn thực sự tiến bộ đó.
Sử dụng khi người đó đang làm một việc gì đó tốt hơn lần trước.


4. You’re on the right track - Bạn đi đúng hướng rồi đó.
Sử dụng khi người đó đang làm đúng, nhưng vẫn chưa thực làm được, chưa thành công.


5. You've almost got it - Mém chút nữa là được rồi.
Sử dụng khi người đó chỉ cần một chút nữa là làm được, rất gần với thành công nhưng ko được.


6. Dont give up! - Đừng bỏ cuộc!
Để động viên người đó tiếp tục.


7. Come on, you can do it! - Cố lên, bạn có thể làm được mà!
Sử dụng câu này để nhấn mạnh người đó có khả năng làm được, chỉ cần cố gắng là đc.


8. Give it your best shot! - Cố hết sức mình đi!
Động viên ai đó cố gắng hết sức của mình.


9. What have you got to lose? - Bạn có gì để mất đâu?
Để động viên người đó cứ làm đi, có thất bại cũng chẳng sao cả.


10. Nice job! Im impressed! - Làm tốt quá! Mình thực sự ấn tượng đấy!
Dùng để khen ngợi người đó làm rất tốt công việc của mình.

Nguồn: internet

9 thg 10, 2015

Cách luyện nghe - viết cực hiệu quả tăng điểm Listening của bạn

Bài học này là một dạng bài tập thực hành nghe – đánh vần và ghi chú. Bài học dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường các kỹ năng quan trọng trong phần nghe. Sau đó, hãy vận dụng những kiến thức vừa học để làm ngay bài tập thực hành phía dưới này nhé.


Xem thêm:


Một vài tips hữu ích

Để có được khả năng nghe tốt hơn và khoảng điểm cao hơn, bạn cần luyện viết bằng 2 cách:
  • Khi đang nghe, hãy viết nhanh hết sức có thể, đừng chú ý đến các lỗi chính tả, chỉ cần để ý đến tốc độ.
  • Khi điền đáp án, hãy viết chậm lại, chú ý đến các lỗi chính tả, đây là lúc cần sự chính xác.
Phần thi nghe trong Ielts và các lỗi chính tả.

Tiêu chí chấm điểm đầu tiên trong phần nghe là lỗi chính tả, chỉ cần sai bất kì một lỗi chính tả nào dù là nhỏ nhất đều đồng nghĩa với việc bạn đã làm mất một điểm trong phần nghe. Điều này có vẻ cứng nhắc nhưng quy định là quy định. Bạn chẳng thể làm gì khác ngoài việc tuân theo chúng. Chính vì vậy, học cách đánh vần các từ tiếng anh thông dụng là rất quan trọng.
Điều thứ 2: cần biết rõ về những dạng khác nhau trong phần nghe của bài thi Ielts. 2 dạng khó nhất là:
  • Dạng câu trả lời ngắn
  • Dạng hoàn thành câu.
Chúng khó bởi bạn cần làm 3 việc cùng một lúc:
  • Đọc câu hỏi để biết bạn cần nghe điều gì
  • Nghe và tìm câu trả lời
  • Viết đáp án ra
Các dạng khác có vấn đề riêng của chúng, nhưng chúng thường không liên quan đến kỹ năng viết. Điều này có nghĩa là bạn cần nghĩ về một kỹ năng đặc biệt nào đó.

Cần hiểu rõ vấn đề và cố gắng giảm thiểu lỗi chính tả của bạn

Một phần của giải pháp là bạn cần hiểu rõ về vấn đề. Các từ cần viết hầu như thuộc loại những từ phổ biến – loại từ mà bạn có thể dễ dàng đánh vần. Vấn đề ở đây là việc đánh vần có thể trở nên rất khó khăn. Bạn cần tập trung vào các từ phổ biến mà bạn cần phải viết được.

Đọc, nghe và sau đó viết

Một phần khác của giải pháp là bạn cần cố gắng tập trung vào một kỹ năng vào một thời điểm trong bài thi – thực hiện cả 3 khả năng cũng một lúc là điều rất khó. Tốt hơn là bạn nên:
  • Đọc câu hỏi trước
  • Sau đó nghe
  • Cuối cùng là viết câu trả lời
Vấn đề là bạn sẽ nhanh chóng quên câu trả lời. Điều này có nghĩa là bạn cần nâng cao khả năng viết ghi chú. Bạn cần viết chỉ vừa đủ những gì bạn nghe thấy để sau đó bạn có thể nhớ được đáp án.

Phần thi nghe và việc ghi chú

Ghi chú chính xác là một kỹ năng quan trọng mà các bạn cần luyện tập. Sau đây là một vài chú ý:
  • Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đọc được ghi chú của chính mình
  • Sử dụng các từ viết tắt, đừng cố đánh vần các từ một cách hoàn chỉnh, chỉ cần bạn có thể nhận diện các từ là đủ.
  • Sử dụng các ký hiệu nếu nó giúp ích cho bạn, bạn có thể tự xây dựng một bộ ký hiệu của riêng mình.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn biết ghi chú nào cho câu hỏi nào.
Làm sao để có thể học được kỹ năng này? Hãy thực hành nó. Bạn cần tìm ra cách của riêng mình – ghi chú thường mang tính cá nhân. Hãy nhớ rằng bạn có thể thưc hành tạo các ghi chú ở bất kỳ dạng bài nghe nào. Không nhất thiết phải trong bài thi Ielts.

Khi bạn thực hành

Các kỹ năng cần luyện:
  • Đọc câu hỏi trước khi nghe
  • Thử đoán dạng từ của đáp án
  • Ghi chú khi nghe
  • Cố nghe càng nhiều càng tốt
  • Đừng cố viết ra từ hoàn chỉnh khi đang nghe
  • Sau khi nghe phải viết ra từ hoàn chỉnh
  • Cuối cùng là kiểm tra lỗi chính tả.
Thực hành ngay rất tốt nhưng chưa đủ. Kỹ năng của các bạn cần được cải thiện hơn nữa nếu muốn một số điểm cao hơn. Nghe là một kỹ năng tương tự như viết, vì vậy bạn cần thực hành nó đều đặn giống như khi luyện viết.

Nguồn: beattheielts

5 thg 10, 2015

Bí quyết học tiếng Anh của người Thụy Điển

Bạn đã biết chưa? Thụy Điển là đất nước lọt vào Top 3 quốc gia giỏi tiếng Anh nhất Thế giới đấy. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của cô Camilla Bjelkås, Cán bộ của Đại sứ quán Thụy Điển bật mí những nguyên nhân thầm kín xem bí kíp học tiếng Anh của họ là gì nhé!

Xem thêm:
Trên trang cá nhân Facebook của Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, hôm nay, cô Camilla Bjelkås, cán bộ tổ chức sự kiện tại Đại sứ quán đã đưa ra 4 lời khuyên cho việc học tiếng Anh. Từ kinh nghiệm của chính mình, ngoài những bài học có được từ trong nhà trường, cô góp ý thêm rằng :
  1. Thụy Điển không lồng tiếng cho phim hoặc các kênh truyền hình nước ngoài trên TV. “Vì vậy, còn là một thiếu niên, tôi đã luôn che đi phần phụ đề khi xem phim bằng tiếng Anh hoặc các chương trình truyền hình”, cô Bjelkå nói.
  2. Ngoài ra, cô nghe rất nhiều nhạc của Anh, Mỹ và nghe các show trên đài phát thanh.
  3. Cô cũng đọc sách và tạp chí bằng tiếng Anh. Và tôi chỉ dùng từ điển khi tôi thực sự gặp khó khăn. Bình thường, bạn có thể đọc các bài viết, và đoán thử ngữ nghĩa của những từ mới.
  4. Đừng ngại nói. Bạn luôn luôn có thể nói tốt hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn.
Bạn thấy đấy, chỉ với những bí kíp vô cùng đơn giản và tự nhiên thôi đã giúp Thụy điển lọt vào top 3 giỏi tiếng Anh nhất Thế giới rồi, vậy thì nếu tới Thụy điển chúng ta không còn lo lắng rào cản ngôn ngữ bởi việc bạn sử dụng tiếng Anh đã hoàn toàn giao tiếp được cùng họ rồi. Sức mạnh ngôn ngữ rất tuyệt vời phải không nào? Cùng ghi chép lại và thử thực hiện ngay những bí kíp ấy thôi nào :D

Nguồn: elight

10 lỗi ngữ pháp thường gặp khi học tiếng Anh

Hãy chú ý những lỗi ngữ pháp bé như con kiến nhưng tác động của nó lại như con voi sau đây để tăng trình tiếng Anh của mình bạn nhé ;)



Xem thêm:

1. Like – As

“Like”: tương tự như, giống như. Chú ý rằng chúng ta không thể sử dụng “as” theo cách này. Ví dụ:
  • What does Peter do? – He is a teacher like me.
  • It is raining again. I hate the weather like this.
  • This beautiful house is like a palace.
Trong ba câu trên, “Like” là một giới từ. Nó được theo sau bởi một danh từ hoặc một đại từ: Chúng ta có thể nói “Like (somebody / something) doing something”. Ví dụ:
What is that noise? – It sounds like a baby crying. => “Like” với nghĩa ví dụ như, chẳng hạn như: You can do some sports like horse-riding, car racing, etc.
Ta cũng có thể sử dụng “as” trong trường hợp này: You can do some sports, as horse-riding, car racing, etc. => Chúng ta sử dụng “as” trước chủ ngữ + động từ: We did as we promised.

2. One – a half

Câu sai: “I’ve been in France for one and a half month”. và Câu đúng: “I’ve been in France for one and a half months”.
Trong trường hợp này, “one and a half” lớn hơn một nên danh từ “month” phải ở dạng số nhiều là “months”. Chúng ta không nên tách thành “one month and a half” mặc dù như vậy cũng đúng về ngữ pháp.

3. The UK
Câu sai: “She likes UK very much”. và Câu đúng: “She likes the UK very much”. => “UK” là dạng viết tắt của “United Kingdom”; “Kingdom” là một danh từ và trước nó cần một mạo từ (hay quán từ: “a” hoặc “the”). Tuy nhiên chỉ có duy nhất một “United Kingdom” – vương quốc Anh nên ta phải dùng “the United Kingdom”.

4. English
- Câu sai là khi bạn gọi một người đến từ xứ Wales, Scotland, hoặc Ireland là “English” và Câu đúng: Bạn có thể gọi một người đến từ xứ Wales là “Welsh” hoặc “British”, đến từ Scotland là “Scottish” hoặc “British”, từ Ireland là “Irish” (hoặc “Northern Irish” nếu người đó đến từ Bắc Ai-len). “English” chỉ dùng để chỉ người đến từ “England”.

5. Biểu thị sự đồng tình với các câu phủ định

  • Khi người bạn của bạn nói: “I don’t like cats”. Bạn đáp lại: - Câu sai: “Me too”. và Câu đúng: “Me neither” (hoặc “I don’t, either” hoặc “Neither do I”)
  • Khi một người dùng dạng phủ định để nói có nghĩa là động từ chính có dùng “NOT” và bạn cũng đồng tình với ý kiến đó, bạn phải nói “Me neither”. Ngược lại khi một người bạn nói: “I dislike cats”. - Câu sai: “Me neither”. và Câu đúng: “Me too” (hoặc “I dislike cats, too”) Mặc dù ví dụ này cũng diễn tả ý như ví dụ trên nhưng động từ chính của câu “I dislike cats” không dùng “NOT”.
Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau, chúng đều chỉ một điều gì đó có thể xảy ra, có thể thực hiện được, có thể có thực nhưng chúng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.

6. Maybe – Perhaps – Possibly

  • “Maybe:” là một từ không trịnh trọng thường được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: “Are you going to Mary’s party?” – “Hmm… maybe”.
  • “Perhaps”: là một từ lịch sự hơn, không quá trịnh trọng mà không quá bỗ bã. Đây là một cách thông thường để diễn tả khả năng có thể xảy ra. Ví dụ: “There were 200, perhaps 230 people at the concert”.
  • “Possibly”: mang nghĩa trịnh trọng hơn 2 từ trên đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Ví dụ: “Do you think she will pass the exam?” Câu trả lời có thể là: “Hmm… possibly, possibly not”. Hoặc: “She may possibly pass the exam”.
Nhìn chung, có sự khác biệt khi dùng: “maybe” chỉ sự thân mật, không trịnh trọng, còn “perhaps” không quá thân mật mà cũng không quá trịnh trọng, “possibly” được dùng hơi trịnh trọng hơn một chút.

7. Hear – Listen

Về ý nghĩa
  • “Hear”: nghe thoáng qua (“to be aware of sounds with ears” – nghe mà chưa có sự chuẩn bị và chủ tâm trước khi nghe) Ví dụ: I can’t hear very well. (Tôi không thể nghe rõ lắm) - We could hear her singing. (Chúng tôi có thể nghe thấy cô ấy hát)
  • "Listen”: nghe chú ý và có chủ tâm, ai đó, cái gì vừa mới được nghe thấy (“to pay attention to somebody / something that you can hear”). Ví dụ: We listen carefully to our teacher of English. (Chúng tôi chăm chú nghe giáo viên tiếng Anh của chúng tôi)
Về cách dùng
  • “Hear” không được dùng trong các thời tiếp diễn.
  • “Hear” đi với động từ nguyên thể có “to” (to – Vinfinitive) Ví dụ: He has been heard to go to America with his girlfriend. (Nghe đồn anh ta đã đi Mỹ với cô bạn gái).
  • “Listen” có thể được dùng trong các thời tiếp diễn. Ví dụ: We are listening to our teacher at the moment.
  • “Listen” được dùng để lưu ý mọi người một điều gì đó. Ví dụ: Listen! There is someone knocking at the door.
  • “Listen” thường đi với giới từ “to”. Ví dụ: He often listens to music on the bus.

8. Person – People

Cả hai đều là danh từ nhưng khi nào thì dùng “person” khi nào dùng “people”? Trước hết là danh từ số ít và số nhiều. Trong tiếng Anh phần lớn các danh từ số ít được tạo thành danh từ số nhiều bằng cách thêm “-s” vào cuối danh từ. Ví dụ: girl và girls , student và students
Nhưng một số danh từ có dạng số nhiều bất quy tắc: Ví dụ: child và children, person và people => Vì vậy chúng ta nói: 1 người: “one person” - 2 người: “two people” - nhiều người: “many people”
There were a lot of people at the concert. “person” cũng được dùng trong một cụm từ có chức năng như một tính từ bổ nghĩa cho danh từ sau nó để tạo thành một cụm danh từ. Trường hợp này không được thêm “-s” vào “person” hay biến đổi “person” thành “people”.
Ví dụ: a four – person car (một chiếc xe ô tô 4 chỗ). Tuy nhiên, đôi khi chúng ta gặp từ “persons”. Ví dụ, trong thang máy người ta viết: “five persons only” hay nếu ta nghe tin tức thì từ “persons” cũng được dùng như: “Four persons were injured in the accident”. Từ “persons” được dùng trong ngữ cảnh trịnh trọng là dạng số nhiều mang sắc thái trịnh trọng hơn. Có lúc chúng ta gặp từ “peoples”. Ngoài nghĩa là người, “people” còn được dùng để chỉ một dân tộc “nationality” – tất cả người của một quốc gia như: “the people of Vietnam”.
Khi chúng ta nói về nhiều dân tộc khác nhau, chúng ta phải dùng từ “peoples”: Ví dụ: “the peoples of South America” (các dân tộc Nam Mỹ). Đây là cách dùng hơi khác và ít thông dụng của từ “peoples”.

9. Good – Well:

  • “Good” là một tính từ với nghĩa tốt, giỏi. “Well” thường được coi là trạng từ của “good”.
  • “Good” thường đi kèm với một số động từ “to be, to seem, to appear, to turn, to look…” và đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó “a good student, a good mark…”. Sử dụng tính từ này để miêu tả cái gì đó, hoặc ai đố; nói cách khác sử dụng “good” khi thể hiện ai đó hoặc cái gì đó như thế nào.
  • “Well” khi được coi là trạng từ của “good” thì thường đi kèm với các động từ thông thường, dùng để miêu tả việc ai đó, hoặc cái gì đó làm gì như thế nào.
Ví dụ: Câu sai: She did the test good. và Câu đúng: She did the test well.
  • Tom is a good footballer.
  • She speaks English well.
  • He looks good in his new suit.
Ngoài ra “well” còn được coi là tính từ với nghĩa là “khỏe”. Ví dụ: How is she now? – She’s well.

10. Made of – Made from

  • “made of”: làm bằng (vật liệu dùng để làm vật đó không thay đổi nhiều so với sản phẩm làm ra, nhìn vào sản phẩm thấy luôn được vật liệu làm ra nó)
  • “made from”: làm bằng (vật liệu dùng để làm vật đó đã được chế biến và không còn nhìn thấy vật liệu đó nữa)
Ví dụ: Khi muốn nói: “Cái bàn này làm bằng gỗ”
- Ta nói: This table is made of wood.
- Không nói: This table is made from wood.
Nhưng khi muốn nói: “Bánh mì được làm bằng lúa mì”
- Ta nói: Bread is made from wheat.
- Không nói: Bread is made of wheat.

Theo Academy.vn