22 thg 9, 2015

Những điều hay ho về tiếng Anh bạn đã biết chưa?

Nước Anh, Mỹ không có viện ngôn ngữ trong khi Nam Phi là quốc gia nói tiếng Anh duy nhất có viện hàn lâm tiếng Anh.



Xem thêm:


Không có viện ngôn ngữ

Nếu viện hàm lâm nghiên cứu ngôn ngữ của tiếng Pháp là L’Académie française ở thủ đô Paris, tiếng Tây Ban Nha là Real Academia Española thì tiếng Anh lại không có viện hàn lâm chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ này.

Điều này được giải thích bởi các lý do về chính trị. Ý tưởng về việc thành lập một viện ngôn ngữ đã được đưa ra vào đầu thế kỷ 18. Nữ hoàng Anne đã đồng ý nhưng chưa kịp ban bố quyết định chính thức thì đã qua đời và khiến việc thành lập viện ngôn ngữ bị bỏ ngỏ.

Viện ngôn ngữ tại Mỹ cũng từng được thành lập nhưng đã phải đóng cửa sau 2 năm vì không được công chúng ủng hộ. Quốc gia nói tiếng Anh duy nhất trên thế giới có viện ngôn ngữ là Nam Phi trong khi Anh là quốc gia khởi nguồn của ngôn ngữ này, còn Mỹ là nơi có số người nói tiếng Anh lớn nhất thế giới.

Hơn một tỷ người đang học tiếng Anh

Một tỷ là con số thống kê của Hội đồng Anh vào năm 2000. Số lượng người học tiếng Anh vào thời điểm hiện tại có thể cao hơn nhiều.

Trong hơn một thế kỷ, giới quý tộc của Anh không biết nói tiếng Anh

Những người Pháp (người Norman đến từ miền Bắc quốc gia này) sau khi xâm chiếm Anh đã không học tiếng Anh. Thay vào đó, họ mang theo tùy tùng người Pháp, làm việc với thương nhân người Pháp và khiến những người Anh phải học tiếng Pháp, trộn lẫn tiếng Pháp và tiếng Anh để bắt kịp thời đại. Khoảng 10.000 từ tiếng Pháp đã được thêm vào tiếng Anh trong giai đoạn này.

Ý tưởng về việc viết đúng chính tả mới xuất hiện gần đây

Có nhiều lý do khiến tiếng Anh không có nguyên tắc chính tả thống nhất, chẳng hạn như vì không có một viện hàn lâm nghiên cứu về ngôn ngữ này để đưa ra các quy định chặt chẽ. Đến tận thế kỷ 17, cuốn từ điển tiếng Anh đầu tiên mới được xuất bản và vấn đề này được cân nhắc, gây ra sự tranh cãi mang tính học thuật. Một ví dụ điển hình về việc thiếu tính thống nhất trong quy tắc chính tả là chính Shakespeare cũng thường viết một từ theo nhiều cách khác nhau. Tên của ông có nhiều kiểu đánh vần trong các thế kỷ mà không xác định được cách viết chính xác.

Dù bạn thích hay không thì tiếng Anh sẽ còn thay đổi nhiều

Điều duy nhất không thay đổi chính là nguyên tắc "ngôn ngữ sẽ thay đổi". Nếu không, nó sẽ trở nên mang tính học thuật đơn thuần như tiếng Latin, Hy Lạp cổ. Các từ mới sẽ luôn xuất hiện. Nếu bạn thử hỏi một người của 20 năm trước là hãy "google" một người bạn trên "facebook", hẳn anh ta sẽ tròn mắt lên nhìn bạn, hoặc yêu cầu bạn đánh vần lại các từ này.

Ngữ pháp thay đổi chậm hơn từ vựng nhưng vẫn có những thay đổi nhất định. Ví dụ như, từ "whom" đã dần bị thay thế bởi "who". Chẳng hạn như "Who can you blame?" được sử dụng rộng rãi thay cho "Whom can you blame?".

Theo Oxforddictionaries

Speaking Part 2 – 2 phút nói, bao nhiêu là đủ?

Kiểm soát nội dung là một kĩ năng cực kỳ quan trọng của IELTS Speaking part 2 – vậy bạn có biết bao nhiêu từ là đủ, tốc độ nói thế nào là phù hợp trong phần này?


Xem thêm:

Hiện nay có rất nhiều nơi đưa ra các bài speaking mẫu rồi nói band 8 hay band 9 này nọ. Điều này là một điều tốt khi các bạn có thể nhìn vào script để học tập các từ vựng ở band điểm cao nhằm nâng cao từ vựng. Nhưng vấn đề đặt ra là, trong 2 phút của part 2, họ nói dài như cả một bài essay writing task 2. Điều này liệu có khả thi cho các bạn?
1. Khả thi không đây?

Trong 2 phút để nói hết một bài essay, kể cả cầm lên đọc cũng là rất khó với một người bản xứ. Vậy mà gần đây có nhiều thầy cô cả Tây lẫn Việt đăng các sample dài tới cả 300 từ rồi nói đó là bài band 9.
Đó là chưa kể khi đi thi bạn đâu có thể cầm giấy đọc? Bạn còn mất thời gian nghĩ idea, để chuyển thành ngôn ngữ của bạn.
Đồng thời, việc tham nói quá nhanh sẽ dẫn tới bạn bị vấp, mất tập trung vào các vấn đề như phát âm, từ vựng, các lỗi ngữ pháp.
Một ví dụ cụ thể là thầy Simon – một người bản xứ – và nổi tiếng với phong cách nói IELTS rất đơn giản cũng có chút vấn đề trong việc quản lí thời gian:
Số từ chỉ là 190 từ – bằng một bài writing task 1 thường gặp (có thể dài hơn một chút).
Nhưng thầy nói tới 2 phút 15 giây. Một con số mà chắc chắn sẽ bị giám khảo ngắt ở 15 giây cuối. Mặc dù thầy nói với một tốc độ vừa phải, cố gắng thể hiện mình là một thí sinh trong phòng thi, nhưng thầy vẫn là NGƯỜI BẢN XỨ.
Trong khi đó bạn đâu thể trở thành người bản xứ. Nên quan điểm của mình là không thể nói dài như những bài sample khác đâu, những bài mà họ “đẻ” ra tới 200 – 300 từ.
2. Tại sao lại không thể nói 200 – 300 từ?

Thời gian trong part 2 luôn là cố định 1-2 phút để nói. Do đó, để nói được nhiều, bắt buộc bạn phải nói nhanh. Bạn cảm tưởng với 60s – 120s thì nói 200 – 300 từ, tương đương nói khoảng 4-5 từ trong 1 giây bằng tiếng Anh, với một chủ đề chưa chắc bạn đã quen thuộc ư? Khó quá là khó mất thôi.
Yêu cầu của bài speaking part 2 là:

a. Nên trả lời cả 4 câu hỏi hoặc phải đủ nội dung 4 câu hỏi – do đó việc chọn và nghĩ idea là vấn đề lớn.
b.Trả lời đúng chủ đề – do đó việc lựa chọn từ vựng đúng chủ đề mà hay là vấn đề rất quan trọng.
c. Nó vẫn là một bài kiểm tra speaking nên rất quan trọng việc nói trôi chảy, phát âm đúng. Kiểm soát các vấn đề này có khó với bạn không?
d. Ngữ pháp bạn đâu thể bỏ qua? Do đó kiểm soát các lỗi ngữ pháp và tăng các mục ngữ pháp trong bài cũng vô cùng khó.
Nói nhanh để nói nhiều các bạn chỉ đáp ứng được việc có khả năng để nói idea nhiều. Nhưng không có nghĩa các idea đó thực sự liên kết tốt với nội dung câu hỏi.
Với các vấn đề trên, nếu bạn nói quá nhanh để được nhiều bạn sẽ gặp vấn đề khó khăn với 3 yếu tố còn lại. Mà 4 yếu tố này hoàn toàn tương ứng với tiêu chí chấm thi của Speaking part 2 đó nhé, thiếu 1 trong 4 cũng “chết”. Vậy bạn đã hiểu tại sao không nên tham nói nhiều?

Điều quan trọng là giữ tốc độ nói vững vàng, không nhanh/chậm quá.
Số lượng idea – độ dài – vừa đủ để bao trọn tiêu chí a và đủ để thể hiện b + c + d.

Nguồn: beattheielts

Reading tips - Matching Headings


Xem thêm:

Câu hỏi tìm tiêu đề thích hợp cho đoạn văn:
  1. Dạng bài này yêu cầu bạn kết hợp 5-7 tiêu đề cho trước với các đoạn văn phù hợp trong bài đọc.
  2. Luôn có nhiều tiêu đề hơn số đoạn văn.
  3. Bạn có thể phải chọn tiêu đề cho cả bài hoặc chỉ một phần của bài đọc
Kĩ năng đọc – skimming (đọc lướt) và tìm ý chính
Kĩ năng quan trọng đối với dang bài này là khả năng đọc nhanh và tìm ý chính của đoạn văn.
  1. Nếu gặp phải từ mới bạn không hiểu, bỏ qua nó. Thứ cần tìm là ý nghĩ của cả đoạn, không phải của từng từ.
Đừng chỉ tìm các từ giống nhau trong tiêu đề và đoạn văn. Hãy đọc cả câu hoặc cả đoạn để hiểu các từ đó được dùng như thế nào.
  1. Chú ý đến câu mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Đó thường là câu chủ đề của cả đoạn
Những vấn đề và cách giải quyết:
Đây  là một trong những dạng bài dễ nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm khi làm dạng câu hỏi này. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp:
Phải đọc cả một đoạn dài
Để làm dạng bài này bạn phải đọc phần lớn hoặc thậm chí cả đoạn. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng việc này cho các câu hỏi khác. Làm câu hỏi này trước kể cả khi nó không phải là câu hỏi đầu tiên, từ đó bạn sẽ hiểu được bài đọc đang nói về cái gì.
Tìm các từ giống nhau
Bạn có thể tìm ra câu trả lời bằng cách tìm từ giống nhau trong tiêu đề và trong đoạn. Tuy nhiên dạng bài này thường không đơn giản là tìm từ giống nhau. Ví dụ, trong tiêu đề là “environmental” nhưng trong đoạn là là “green”.
Vì vậy, chú ý đến nghĩa của từ thay vì chính từ đó.”  Luôn nhớ rằng bài đọc có thể không có những từ giống như trong tiêu đề.
Tiêu đề tương tự nhau
Có một vài tiêu đề “giông giống” nhau và chứa các từ có nghĩ tương tự nhau. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc tất cả và thử ghép mọi tiêu đề với các đoạn văn. Việc này có thể tốn thời gian nhưng sẽ giúp bạn tránh mắc lỗi.
Đừng tập trung vào những từ xuật hiên nhiều ở các tiêu đề. Tập trung vào từ chỉ xuất hiện trong một tiêu đề nhất định
Chỉ chú ý dòng đầu và lướt đi quá nhanh
Người viết thường đưa ra ý chính ngay đầu đoạn văn bởi vậy bạn thường chỉ đọc câu đầu tiên mà không đọc cả đoạn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên cách làm này không phải lúc nào cũng đúng. Ý chính có thể ở cuối đoạn, hoặc đôi khi trong cả đoạn văn.
Bởi vậy, kiểm tra câu cuối cùng có phải là câu tóm tắt ý chính của cả đoạn không?
Đọc lướt cả đoạn. Có những đoạn văn chứa nhiều ý và bạn cần đọc cả đoạn để tìm được ý nghĩa chung của nó.
Tốn quá nhiều thời gian vào một đoạn
Bạn thường tốn nhiều thời gian vào câu hỏi đầu tiên vì với câu hỏi này bạn có quá nhiều lựa chọn. Rất đơn giản, hãy chọn 2/3 số tiêu đề bạn thấy phù hợp và làm câu tiếp theo. Khi quay lại, câu trả lời có thể đã rất rõ ràng. Đừng vội đoán ngay. Làm lại 2 lần và dùng kí hiệu. Ví dụ, dùng chữ in hoa (CD) cho câu trả lời chắc chắn và chữ thường (cd) cho câu trả lời chưa chắc chắn.
Gợi ý các bước làm bài
  1. Đọc các tiêu đề trước. Đừng tốn quá nhiều thời gian vào chúng vì ít nhất sẽ có những tiêu đề không đúng. Cố gắng xác định các từ quan trọng trong tiêu đề. Đọc các tiêu đề trước sẽ giúp bạn nắm được nội dung chính của bài đọc và có ích cho việc đọc bài.
  2. Đọc đoạn đầu tiên. Cố gắng bỏ qua các chi tiết và tìm ý chính của đoan – thường ở câu đầu tiên – câu chủ đề của đoạn. Nó có phù hợp với tiêu đề nào không. Đừng quên kiểm tra câu cuối, đó có thể là câu tóm tắt cả đoạn văn.
  3. Thử tất cả các tiêu đề với mỗi đoạn. Sẽ dễ mắc lỗi nếu như bạn cố làm quá nhanh.
  4. Nếu bạn phân vân giữa hai tiêu đề. Vd: a hoặc b. Hãy viết: a hoặc b. Đừng đoán và đưa ra câu trả lời vội, bạn có thể quay lại sau khi đã làm hết các câu khác.
  5. Gạch chân hoặc khoanh tròn các từ trong đoạn phù hợp với tiêu đề. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng kiểm tra lại câu trả lời nếu bạn cũng muốn dùng tiêu đề đó cho đoạn văn sau.
  6. Chuyển đến đoạn tiếp theo và lặp lại các bước trên. Đừng quá hy vọng vào việc hoàn thành hết các câu ngay từ lân đầu tiên.
  7. Quay lại và và chọn câu trả lời cho những câu bạn chưa làm ở lượt đầu. Hãy bình tĩnh và cẩn thận, đừng nóng vội.
  8. Nếu không chắc chắn, bạn có thể dùng cùng một tiêu đề cho cả 2 đoạn. Như vậy bạn vẫn có thể có một đáp án đúng.

Nguồn: Internet.

Reading tips - Fill in the blanks

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu các các yêu cầu của dạng bài này, vấn đề hay gặp phải và những kỹ năng cần thiết để “ẵm” trọn điểm cho bài hoàn thành đoạn tóm tắt. Tiếp đến, mình cũng sẽ hướng dẫn quy trình làm bài đọc dạng này và tất nhiên không quên kèm theo bài tập cho các bạn luyện tập.

Xem thêm:

Câu hỏi của dạng bài hoàn thành đoạn tóm tắt

Những câu hỏi dạng này thường yêu cầu chúng ta hoàn thành một đoạn tóm tắt từ những từ cho sẵn. Các bạn cần lưu ý:

1. Cho nhiều từ cho sẵn hơn ô trống cần điền
2. Từ cho sẵn không nhất thiết phải giống hoàn toàn từ ở trong bài đọc
3. Đoạn tóm tắt có thể nói về cả bài đọc hoặc đôi khi chỉ là một đoạn nào đó trong bài đọc
4. Trật tự ý trong đoạn tóm tắt sẽ theo như trật tự ý trong bài đọc
Những kỹ năng cần thiết

Tập trung hiểu ý nghĩa của đoạn văn đang tóm tắt về điều gì. Đừng cố điền từng từ để xem có hợp nghĩa hay ngữ pháp không.

Kỹ năng chính ở đây là đọc nhanh và nắm bắt nội dung chính của đoạn hoặc bài văn. Nếu có kỹ năng này, bạn có thể đoán được đáp án đúng thậm chí trước khi bạn phân tích đoạn tóm tắt cần điền.
Về kỹ năng từ vựng, quan trọng nhận là bạn phải nhận diện được những từ đồng nghĩa hay những từ có nét nghĩa giống nhau. Nhiều lúc, những từ trong đoạn tóm tắt sẽ không giống 100% như trong bài đọc.
Ngữ pháp cũng giúp ích rất nhiều. Mỗi từ bạn chọn để điền vào đoạn tóm tắt dĩ nhiên sẽ thỏa một chức năng ngữ pháp nào đấy. Nhận biết được điều này, bạn sẽ có thể dễ dàng chọn lựa danh từ, tính từ, động từ hay trạng từ.
Những vần đề và lỗi thường mắc phải
Nhớ rằng đoạn tóm tắt phải đúng ngữ pháp. Nên sau khi hoàn thành, bạn phải kiểm tra lại những thành phần trong từng câu và cả đoạn tóm tắt
Khi làm dạng bài này, khó khăn nhất là bạn phải đọc một đoạn văn dài thậm chí cả bài đọc. Một gợi ý đó là hãy làm dạng bài này trước thậm chí nều nó không phải là những câu hỏi đầu tiên trong phần Reading. Làm như vậy sẽ giúp bạn hiểu toàn ý của bài đọc và dễ dàng trong những câu hỏi khác
Một vấn đề khác là số chỗ trống ít hơn rất nhiều so với số từ cho sẵn (thường thường là ít hơn một nửa). Khi đó hãy chắc chắn rằng bạn đã xem qua và cân nhắc tất cả các từ trước khi điền. Cách làm này có thể tốn thời gian nhưng làm vừa phải đúng nhiều còn hơn làm nhiều đúng ít, phải không các bạn?
Nhiều bạn điền một từ bởi vì thấy từ đó xuất hiện trong bài đọc. Coi chừng mắc bẫy! Đừng làm như thế, hãy nghĩ về nghĩa và ưu tiên kiếm những từ đồng nghĩa.
Một lỗi khác là chọn từ đúng nghĩa mà sai ngữ pháp. Để tránh lỗi này, các bạn cố gắng đọc hết đoạn tóm tắt từng câu một, không nên chỉ dựa trên những từ xung quanh ô cần điền mà chọn.
Bài mẫu – từ vựng và từ đồng nghĩa

Đọc đoạn văn ngắn sau và điền vào câu tóm tắt:

Another possibility is that an asteroid or comet will crash into Earth, wiping out most if not all of mankind in seconds. In 1908, an asteroid just 60 metres in diameter exploded above Tunguska in Siberia, destroying 80 million trees. If that happened over an inhabited area, the death toll would be millions – and that was just a small hit, predicted to happen about one every 100 years. The asteroid that killed off the dinosaurs was more than 10kn across, and there are craters in Australia and Norway that suggest that similar-sized rocks have hit in the distant past.
An asteroid strike was responsible for making the dinosaurs ______________.
A. destroyed
B. dead
C. extinct
Ở đây ta thấy có cụm “kill off” có nghĩa tương đương với “extinct” (tuyệt chủng) nên đáp án C là đáp án đúng. Phương án A, B có nét nghĩa hao hao giống như chưa sát lắm
Bài tập mẫu – ngữ pháp và từ loại

Đọc đoạn văn tóm tắt, bạn có thể dự đoán về từ cần điền ?

An (1)___________ amount of young people are suffering from depression and other mental (2)__________. There is a (3)_________ with older generations who have been shown to be living longer. Research into this has been carried out by scientists in the United States. They have (4)___________ that there is almost certainly a connection between (5)___________ and mental health.



Gợi ý về quá trình làm bài

Đừng bao giờ dành quá nhiều thời gian cho 1 câu. Cứ bỏ qua, làm câu khác và quay trở lại làm sau

1. Đọc hướng dẫn thật kỹ
2. Đọc lướt qua đoạn tóm tắt để hiểu đại ý của bài đọc và đừng quan tâm đến những chỗ trống
3. Nhận diện xem thử đoạn nào trong bài đọc sẽ liên quan đến đoạn tóm tắt. Chắc bạn cũng chẳng muốn tốn thời gian đọc những thông tin không cần thiết. Vậy thì hãy đọc câu đầu và câu cuối của đoạn tóm tắt.
4. Nhìn qua một lượt các ô trống và đoán; sau đó nhìn hết một lượt các từ cho sẵn xem có từ nào phù hợp với suy đoán của bạn.
5. Trở lại và tìm trong bài đọc bằng cách tận dụng những từ khóa. Nhớ rằng hãy ưu tiên tìm từ đồng nghĩa!
6. Kiểm tra từ bạn chọn đã đúng ngữ pháp chưa – hãy kiểm tra về từ loại danh từ, tính từ, động từ hay trạng từ!

Nguồn: beattheielts

Tôi muốn học thật giỏi - Từ vựng chủ đề Học tập, nghiên cứu

Thường thì điều đầu tiên mà mỗi người làm khi học từ mới là tra cứu nghĩa của từ. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, bạn còn cần phải nắm vững kiến thức khác trước khi có thể sử dụng nó một cách thành thạo như người bản xứ: Cách phát âm, Bối cảnh sử dụng, Cách thành lập dạng từ khác nhau từ từ gốc, Các cụm cố định (Collocation) và Thành ngữ (Idioms).



Xem thêm:



IDIOMS

Với chủ đề học tập, nghiên cứu, có rất nhiều thành ngữ và cách diễn đạt khác nhau, vừa gần gũi lại vừa dễ hiểu. Khi bạn nắm chắc được những thành ngữ này, việc thường xuyên sử dụng tới nó là điều chắc chắn vì đó là chủ đề mà chúng ta thường xuyên nói với nhau trong đời sống hàng ngày.


Idiom/Saying
Giải thích
To be a bookworm.
For example:
“He’s always reading. He’s a real bookworm.”
Mọt sách, người đọc sách rất nhiều
To learn something off by heart.
For example:
“I learnt all the vocabulary off by heart.”
Học thuộc lòng
To learn the ropes.
For example:
“She’s new here and is still learning the ropes.”
Học cách làm việc
To learn your lesson
For example:
“I got very drunk once and was really sick. I won’t do it again, I learnt my lesson.”
Học được bài học từ sau vấp ngã.
To live and learn
For example:
“I never knew that she was married. Oh well, you live and learn.”
Điều này được nói ra khi bạn học được điều gì đó ý nghĩa và đáng ngạc nhiên.
The school of hard knocks.
For example:
“He learnt the hard way at the school of hard knocks.”
Thường nói về những người có một cuộc sống khó khăn, vất vả.
To be a swot.
For example:
“They called her a swot because she was always reading books.”
Người (học sinh, sinh viên) luôn đắm chìm vào việc học, thích nghiên cứu tìm hiểu một cách kĩ lưỡng, sâu sắc.
To be teacher’s pet.
For example:
“She always has the right answer. She’s a real teacher’s pet.”
Trở thành học sinh “cưng”, người được thầy cô yêu quý nhất.
To teach someone a lesson.
For example:
“I hit him hard on the nose. That taught him a lesson.”
Làm điều gì đó để răn dạy người khác, để trừng phạt khiến họ nhận ra lỗi lầm.
To teach your grandmother to suck eggs.
For example:
“He tried to tell me how to drive and I told him not to try and teach your grandmother to suck eggs. I’ve been driving for years.”
Nói một điều gì đó mà người được nói đã biết về nó hoặc biết nhiều hơn cả thế.
The University of Life.
For example:
“I studied at the University of Life.”
“Trường đời”. Những người không có bằng cấp hoặc học hỏi bằng kinh nghiệm thực tế thường sử dụng cụm từ này để diễn tả việc học của họ.
With flying colours.
For example:
“She got into the university of her choice, because she passed all her exams with flying colours.”
Tấm bằng xuất sắc, tấm bằng loại ưu..




COLLOCATIONS



Dưới đây là các collocations liên quan đến chủ đề học tập được chia thành các cụm với các động từ chính: “make”, “get”,“do” và “go”. Các bạn thử làm quen với cách học khoa học này xem có ghi nhớ dễ dàng hơn không nhé!

Make : – a mistake: gây là lỗi lầm, lỗi sai – a progress: sự tiến bộ, tạo được bước tiến trong học tập.

Examples : – I started learning Spanish last month, but I haven’t made a lot of progress. – making mistakes can help us to learn quickly.

Get : – marks (good / bad): đạt điểm tốt/xấu – a degree: nhận được bằng Examples : – I didn’t get good marks in my last exam. – I’ve got a degree from Al-Akhawayn University.

Do : – a course: tham gia một khóa học. – a subject (Art, History, Computer science ..): học một môn học nào đó. – a research: làm một nghiên cứu.

Examples : – I did a swimming course before and still can’t swim good. – I’m doing physics at university. – To do a research using Wikipedia is always a good choice.

Go : – to class: đến lớp học – to lectures: đến giảng đường, nghe giảng, diễn thuyết.

Examples : – Mr Lee is a good lecturer. I’m going to his lecture tomorrow morning. – Go to your class and pay attention.

Thêm một vài cách diễn đạt khác nữa:

– to throw in at the deep end: bị ép vào bước đường cùng.

Eg: – You are thrown in at the deep end.

– to learn by doing: học là làm

Eg: Learn by doing is a lively methos to learn as it should. – to learn by heart: học thuộc lòng

Eg: You have to learn that by heart.

– to pick up (information…): bắt được, nhặt được, tìm được, kiếm được (thông tin…) Eg: I don’t understand grammar rules. I just picked my Arabic language up from the street


PHRASAL VERB


be into


thích thú, hào hứng với cái gì

Eg: I am really into literature.

catch up with

theo kịp, bắt kịp với tiến trình học/trình độ của các bạn trong nhóm, trong lớp..

Eg: Speeding up doing homework, I caught up with all my friends in class.

fall behind

bị bỏ lại phía sau, không theo kịp những người khác

Eg: To be too lazy to do my homework, I am being fall behind other in class.

get on with

tiếp tục làm điều gì đó, làm quen với điều gì.

Eg: I am gettting on well with some courses in University.

go into

giải thích, mô tả hoặc kiển tra chi tiết điều gì đó.

Eg: I went into Carl’s research to understand what he is acctually doing.

go over

nhắc lại điều gì đó nhằm giải thích hoặc khẳng định sự đúng đắn của nó.

put off

trì hoãn, hoặc sắp xếp một khoảng thời gian sau đó cho việc gì

Eg: I put off doing homework for some reasons.

put up with

chịu đựng, nhẫn nhịn

Eg: I put up with bossy attitude of my leader to have peaceful environment.

drop out

bở học giữa chừng.

carry on

tiếp tục làm điều gì đó.

carry out

tiến hành làm điều gì đó (nghiên cứu, công việc,..)


TỪ VỰNG PHỔ THÔNG


Personal computer(n) máy tính cá nhân


Reseach(n) nghiên cứu

Reference(n): tài liệu, sách tham khảo

Shelf(n): giá sách

Caculator(n) máy tính

Protractors(n) thước đo độ

Map(n) bản đồ

To study: học tập, nghiên cứu

To quit: bỏ, dừng

To enroll: đăng kí

To fill: điền (vào đơn)

Sensible(a): thông minh

Hard-working(a): chăm chỉ

Clever(a) thông minh

Skillful(a): thuần thục các kĩ năng.


Nguồn: elight.edu.vn

21 thg 9, 2015

Những từ điển online cực hiệu quả được gợi ý từ IELTSers Writing 9.0

Đây là những trang web từ điển được gợi ý sử dụng trong tiến trình học IELTS Writing của cao thủ 9.0 Writing đó nhé 😉


Xem thêm:



Quá nổi tiếng với lượng từ đồng nghĩa cực kinh khủng, trang thesaurus này được nhiều cao thủ sử dụng trong quá trình viết bài. Thậm chí, theo mình được biết, nhiều nhà báo, tác giả vẫn sử dụng trang này để tìm một số từ vựng hay “nhãn tự” cho bài viết của họ đó.
Hãy chịu khó tra từ điển này, đồng thời ghi chép lại các từ vựng đồng nghĩa của họ gợi ý cho chúng ta nhé. Và đừng quên ứng dụng ngay các từ này vào bài viết thì các bạn mới có thể nhớ và dùng nó thực sự đúng.


Với IELTS Writing hay IELTS Speaking, từ vựng phải được dùng một cách tự nhiên nhất nếu bạn muốn điểm cao. Một cách để có thể tạo được thói quen dùng từ gần gũi với người bản xứ đó là dùng từ điển về Collocation – các cụm từ đi với nhau theo cách người bản xứ dùng.
Các bạn có thể gõ bất kỳ từ vựng nào ở đây, họ sẽ liệt kê ra các từ đi kèm để tạo cụm từ cần thiết.
Từ điển này thích hợp nhất khi các bạn đang bí từ vựng cho một topic cụ thể nào đó, hãy gõ topic đó: ví dụ animals, từ điển sẽ đưa ra cực nhiều từ vựng hay để dùng kèm.


Với trang này thì mình cũng hay dùng, bởi vì cách giải nghĩa ở từ điển này hay và dễ hiểu hơn các từ điển khác. Đồng thời, từ điển này cũng có cực nhiều ví dụ phong phú giúp các bạn hiểu từ vựng đó.
Từ điển Cambridge này tốt nhất nên kết hợp với từ điển Thesaurus ở bên trên để tăng vốn từ và tăng độ hiểu biết về từ vựng.

Các bạn còn biết từ điển online nào hay không nhỉ? Chia sẻ ở phần comment nhé 😉

Chúc các bạn học tốt.


Nguồn: beattheielts